Nếu như MCCB có tần suất đóng mở 6 lần/giờ thì Contactor Mitsubishi có thể đạt mức 1.200 lần/giờ. Với độ bền cơ học lên tới 10 triệu lần đóng cắt, tuân thủ ngiêm ngặt các tiêu chuẩn quốc tế và được sử dụng phổ biến tại thị trường Việt Nam. Cùng AUEVN tìm hiểu rõ về dòng sản phẩm qua bài viết dưới đây.
Contactor Mitsubishi là gì?
Contactor Mitsubishi hay còn gọi với tên công tắc tơ Mitsubishi, được ra đời vào năm 1960 tại Nhật Bản là thiết bị đóng cắt kết hợp với Rơ le nhiệt để thực hiện đóng cắt điều khiển nhằm bảo vệ động cơ, phụ tải khi phát hiện dòng điện xảy ra sự cố như quá tải, ngắn mạch.
Trong công nghiệp, Contactor được sử dụng để điều khiển quá trình hoạt động của các thiết bị hay động cơ để tăng tính an toàn trong quá trình vận hành hệ thống điện.
Cấu tạo của Contactor Mitsubishi
Contactor là một thiết bị quan trọng trong mạch điện được cấu tạo bởi ba bộ phận chính sau:
Nam châm điện: gồm cuộn dây, lõi sắt và lò xo. Cuộn dây khi có điện sẽ tạo ra từ trường, hút lõi sắt để đóng các tiếp điểm. Lò xo có tác dụng đẩy phần nắp trở về vị trí ban đầu khi cuộn dây mất điện.
Hệ thống dập hồ quang điện: Khi chuyển mạch, hồ quang điện có thể xuất hiện giữa các tiếp điểm dẫn đến tình trạng cháy hoặc mòn tiếp điểm. Do đó, hệ thống dập hồ quang giúp giảm thiểu và tắt hồ quang nhằm bảo vệ tiếp điểm khỏi sự hư hỏng.
Hệ thống tiếp điểm: tiếp điểm chính và tiếp điểm phụ. Tiếp điểm chính có khả năng dẫn dòng điện lớn, thường là tiếp điểm thường hở (NO) và đóng lại khi mạch từ trong contactor được kích hoạt. Tiếp điểm phụ là các tiếp điểm có dòng điện nhỏ hơn 5A, thường đóng (NC) hoặc thường mở (NO), tùy thuộc vào ứng dụng.
-
- Tiếp điểm thường đóng: Khi cuộn dây không được cấp điện (contactor không hoạt động), tiếp điểm này ở trạng thái đóng (liên kết các tiếp điểm). Khi contactor được cấp điện thì tiếp điểm sẽ mở.
- Tiếp điểm thường mở: Ngược lại, tiếp điểm này ở trạng thái mở khi contactor không hoạt động và đóng lại khi thiết bị hoạt động.
Các tiếp điểm chính thường được sử dụng trong các mạch điện động lực, nơi cần điều khiển dòng điện lớn, trong khi các tiếp điểm phụ chủ yếu dùng trong mạch điều khiển giúp điều khiển các thiết bị phụ thuộc vào trạng thái của contactor.
Nguyên lý hoạt động của Contactor Mitsubishi
Nguyên lý hoạt động của contactor như sau:
Khi cung cấp điện áp định mức vào hai đầu cuộn dây quấn quanh lõi từ đã được cố định, cuộn dây sẽ tạo ra từ trường. Từ trường này sẽ hút lõi từ di động và làm hình thành mạch từ kín, khi đó lực từ đủ lớn để thắng lại lực đàn hồi của lò xo. Contactor bắt đầu chuyển sang trạng thái hoạt động.
Thông qua cơ cấu liên động giữa lõi từ di động và hệ thống tiếp điểm, khi contactor hoạt động, tiếp điểm chính sẽ đóng lại và các tiếp điểm phụ sẽ chuyển sang trạng thái mới (tiếp điểm thường đóng sẽ mở, tiếp điểm thường hở sẽ đóng). Trạng thái này sẽ duy trì cho đến khi nguồn điện bị ngắt. Khi nguồn điện được cắt, contactor sẽ quay lại trạng thái nghỉ và các tiếp điểm sẽ trở về vị trí ban đầu.
Phân loại
Có nhiều cách để phân loại Contactor Mitsubishi, chúng ta cùng tìm hiểu một số phân loại nổi bật sau dây
Phân loại theo dòng định mức
Contactor 3 pha S-T Series:
-
- Được thiết kế cho mạch điện xoay chiều.
- Dòng điện định mức từ 9A đến 100A.
- Kích thước nhỏ gọn, dễ dàng lắp đặt.
- Đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng và thiết kế cao cấp.
- Sử dụng dây dẫn thông minh, tối ưu hóa hiệu suất.
- Đảm bảo an toàn và chất lượng, đạt các tiêu chuẩn quốc tế.
Contactor 3 pha S-N Series:
-
- Phù hợp cho mạch điện xoay chiều với dòng định mức từ 105A đến 800A.
- Được thiết kế đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng và an toàn.
- Công suất vận hành lên tới 440KW tại 440VAC, tương đương 800A.
- Tuổi thọ cơ khí lên đến 10 triệu chu kỳ, tuổi thọ điện đạt 1.5 triệu lần.
- Hỗ trợ đa dạng các mức điện áp điều khiển phù hợp với nhiều ứng dụng công nghiệp.
Phân loại theo kết cấu
Contactor dùng cho không gian hạn chế chiều cao: Thường được sử dụng trong các ứng dụng có không gian nhỏ như bảng điện dưới gầm xe.
Contactor dùng cho không gian hạn chế chiều rộng: Phù hợp với các ứng dụng cần tiết kiệm diện tích như trong buồng tàu điện hoặc các tủ điện nhỏ gọn.
Phân loại theo tiếp điểm
Theo khả năng tải dòng:
-
- Tiếp điểm chính: Dành cho dòng điện lớn từ 10A đến 1600A hoặc lên đến 2250A.
- Tiếp điểm phụ: Phù hợp cho dòng điện nhỏ hơn từ 1A đến 5A, dùng trong mạch điều khiển hoặc các ứng dụng phụ.
Theo trạng thái hoạt động:
-
- Tiếp điểm thường đóng: Tiếp điểm này ở trạng thái đóng mạch khi cuộn dây nam châm không có điện (trạng thái nghỉ).
- Tiếp điểm thường mở: Tiếp điểm này ở trạng thái mở mạch khi cuộn dây nam châm không được cấp điện (trạng thái nghỉ).
Phân loại theo số cực
-
- Contactor 1 pha, 2 pha, 3 pha, 4 pha.
- Contactor 3 pha là loại phổ biến nhất, thích hợp cho các mạch điện công nghiệp có yêu cầu tải cao.
Phân loại theo cấp điện áp
-
- Contactor trung thế: Dùng trong các hệ thống điện có điện áp từ 1kV trở lên.
- Contactor hạ thế: Thường được sử dụng trong các hệ thống điện có điện áp thấp, dưới 1kV.
Các contactor Mitsubishi luôn đi kèm với một loạt phụ kiện hỗ trợ người sử dụng dễ dàng lắp đặt, bảo trì và mở rộng hệ thống điện, đồng thời đảm bảo hiệu suất và độ bền cao cho thiết bị trong suốt quá trình vận hành.
Thông số cơ bản của Contactor
Dòng điện định mức: Đây là giá trị dòng điện mà hệ thống tiếp điểm chính của contactor có thể chịu được khi mạch điện tải được đóng. Với giá trị này, mạch dẫn điện chính của contactor sẽ không bị quá tải hoặc nóng vượt quá giới hạn cho phép.
Điện áp định mức: Là mức điện áp được áp dụng giữa hai cực của mạch dẫn điện chính trong contactor. Đây là điện áp mà contactor có thể làm việc ổn định mà không gặp sự cố.
Khả năng đóng của Contactor: Đây là dòng điện tối đa mà contactor có thể đóng thành công mà không bị hư hại. Giá trị này thường cao hơn dòng điện định mức từ 1 đến 7 lần.
Khả năng ngắt của Contactor: Là giá trị dòng điện mà contactor có thể ngắt ra khỏi mạch một cách an toàn. Thường thì khả năng ngắt này dao động từ 1 đến 10 lần giá trị dòng điện định mức.
Độ bền cơ học: Là số lần đóng và ngắt của contactor khi không có dòng điện chạy qua hệ thống tiếp điểm. Khi vượt quá số lần này, các tiếp điểm sẽ bị hao mòn và không còn khả năng sử dụng. Các contactor hiện đại có thể có độ bền cơ lên đến 5 triệu – 10 triệu chu kỳ đóng ngắt.
Độ bền điện: Là số lần đóng và ngắt mà contactor có thể chịu đựng khi có dòng điện định mức đi qua tiếp điểm. Độ bền điện của contactor thông thường dao động từ 200.000 đến 1 triệu chu kỳ đóng ngắt, tùy thuộc vào loại và chất lượng của thiết bị.
Những thông số này giúp xác định khả năng hoạt động và độ bền của contactor trong suốt quá trình sử dụng.
Ưu điểm của contactor Mitsubishi
Contactor Mitsubishi có thể điều khiển một cách an toàn cho tất cả các tải bằng cách điều khiển tự động, điều khiển tập trung hay điều khiển từ xa.
Đạt các tiêu chuẩn an toàn nên độ tin cậy và hiệu suất làm việc cao (Các Tiêu chuẩn quốc tế như IEC, JIS, UL, CE và CCC…)
Có nhiều chủng loại khác nhau đáp ứng đầy đủ nhu cầu từ mọi hệ thống: Ngoài hai dòng phổ biến là dòng tiêu chuẩn (vận hành bằng AC) và dòng DC vận hành thì còn có loại có chốt cơ khí, loại đảo chiều động cơ, loại dùng riêng cho mạch điều khiển và loại bán dẫn.
Ứng dụng
Contactor được thiết kế ứng dụng đa dạng cả trong công nghiệp lẫn hệ thống điện dân dụng để đảm bảo yếu tố an toàn trong vận hành:
Hệ thống điều khiển tòa nhà thông minh: Các hệ thống điều hòa không khí, an ninh, chiếu sáng, thang máy – thang cuốn… trong một tòa nhà sẽ được điều khiển bằng hệ thống BMS, Contactor cũng cung cấp tín hiệu cho hệ thống này.
Điều khiển thiết bị công nghiệp: ví dụ như motor, bơm, quạt, máy nén, và các thiết bị khác.
Hệ thống cung cấp năng lượng: Trong hệ thống cung cấp năng lượng, contactor thường được sử dụng để bảo vệ thiết bị điện chính, như động cơ. Chúng cũng được sử dụng để điều khiển các tác động khác nhau, như khởi động và dừng máy, thay đổi hướng quay của động cơ, và điều khiển các tác vụ khác trong hệ thống điện.
FAQ
Những thiết bị nào thường kết hợp với contactor Mitsubishi?
Trả lời: Contactor Mitsubishi thường kết hợp với các thiết bị như: relay nhiệt, công tắc hành trình, biến tần, PLC,… để tạo thành các hệ thống điều khiển tự động.
Ưu điểm của contactor Mitsubishi so với các hãng khác?
Contactor Mitsubishi nổi tiếng với độ bền cao, tuổi thọ dài, khả năng chịu tải lớn và độ tin cậy cao. Ngoài ra, sản phẩm còn có thiết kế nhỏ gọn, dễ lắp đặt và bảo trì.
Hỏi: Cách khắc phục contactor bị kẹt tiếp điểm?
Trả lời: Để khắc phục contactor bị kẹt tiếp điểm, cần tháo contactor ra, làm sạch và kiểm tra các tiếp điểm, nếu cần thay thế tiếp điểm mới.
Hỏi: Làm sao để chọn contactor Mitsubishi phù hợp?
Trả lời: Để chọn contactor phù hợp, cần xem xét các yếu tố như: dòng điện định mức, điện áp điều khiển, số tiếp điểm, loại tải, điều kiện môi trường làm việc.
Công ty TNHH AUE Việt Nam – Nhà phân phối uỷ quyền của Mitsubishi Electric
Là đại lý ủy quyền của Mitsubishi Electric tại Việt Nam, Công ty TNHH AUE Việt Nam tự hào là đơn vị cung cấp các giải pháp tự động hóa công nghiệp toàn diện. Với đội ngũ kỹ thuật giàu kinh nghiệm, chúng tôi cam kết mang đến cho khách hàng những sản phẩm contactor Mitsubishi chính hãng, chất lượng cao cùng dịch vụ tư vấn, lắp đặt và bảo trì chuyên nghiệp.
Kết luận
Với cấu tạo chắc chắn, chất lượng Nhật Bản và khả năng chịu tải vượt trội, contactor Mitsubishi là lựa chọn hàng đầu cho các ứng dụng công nghiệp đòi hỏi độ tin cậy cao. Với sự đa dạng về chủng loại đáp ứng mọi nhu cầu của các ứng dụng công nghiệp khác nhau. Từ các hệ thống tự động hóa đơn giản đến các dây chuyền sản xuất phức tạp, thiết bị này đều chứng tỏ được sự linh hoạt và hiệu quả.