Thiết Bị Tự Động Hoá Trong Ngành Công Nghiệp Hiện Đại

Thiết bị tự động hóa đang dần trở thành trụ cột không thể thiếu trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Từ hệ thống sản xuất trong ngành công nghiệp đến những thiết bị thông minh trong gia đình, công nghệ tự động hóa mở ra những khả năng vô hạn, tối ưu hóa cách chúng ta làm việc và sinh hoạt.

Với sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường hiện nay, việc áp dụng tự động hoá công nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp vừa giảm chi phí sản xuất vừa tăng cường khả năng cạnh tranh. Hãy cùng Mitsubishishop nhìn nhận rõ hơn sự quan trọng của tự động hóa máy móc và sự hiện diện của chúng trong công nghiệp qua bài viết sau đây.

Thiết bị tự động hoá là gì ?

Thiết bị tự động hoá trong công nghiệp là các công cụ, máy móc và hệ thống tự động được sử dụng để điều khiển và quản lý các quy trình sản xuất mà không cần sự can thiệp trực tiếp của con người. Những thiết bị này bao gồm các robot công nghiệp, các hệ thống điều khiển tự động như PLC (Programmable Logic Controller), DCS (Distributed Control System) và các cảm biến đo lường. 

Thiết bị tự động hoá
Thiết bị tự động hoá

Ưu điểm của thiết bị tự động hoá 

Tăng năng suất và hiệu suất: Các hệ thống tự động có khả năng làm việc liên tục mà không cần nghỉ ngơi giúp tối ưu hoá thời gian hoạt động của nhà máy. Đồng thời, máy móc tự động có thể thực hiện các công việc phức tạp và yêu cầu độ chính xác cao hơn so với con người.

Giảm thiểu sai sót và lỗi: Nhờ vào tính nhất quán và chính xác của máy móc giảm thiểu được tình trạng bị sai sót và lỗi. Hệ thống tự động được lập trình để thực hiện các nhiệm vụ một cách đồng nhất đảm bảo chất lượng sản phẩm ổn định và hạn chế tình trạng lỗi do yếu tố con người gây ra.

Tiết kiệm chi phí và tài nguyên: Tiết kiệm chi phí lao động và giảm lượng hàng hóa không đạt tiêu chuẩn. Hơn nữa, tự động hoá giúp tối ưu hoá việc sử dụng nguyên liệu và năng lượng, từ đó giảm chi phí sản xuất và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Cải thiện môi trường làm việc: Thiết bị tự động hoá giúp giảm bớt những công việc nặng nhọc, nguy hiểm cho nhân công, cải thiện an toàn và điều kiện làm việc trong nhà máy. Nhân viên giờ đây có thể tập trung vào các công việc có giá trị gia tăng cao hơn, hạn chế những rủi ro liên quan đến sức khỏe và an toàn lao động.

Nâng cao chất lượng sản phẩm: Việc kiểm soát, giám sát liên tục bằng các cảm biến và hệ thống giám sát hiện đại giúp điều chỉnh kịp thời các lỗi để sản phẩm luôn đạt tiêu chuẩn cao nhất.

Thiết bị tự động hoá trong công nghiệp
Thiết bị tự động hoá trong công nghiệp

Phân loại tự động hóa máy móc có trong thiết bị 

Hiện nay tự động hóa máy móc được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau để phục vụ các mục đích và yêu cầu cụ thể của từng quy trình sản xuất. Dưới đây là một số loại thiết bị tự động hoá phổ biến: 

Biến Tần: Thiết bị dùng để điều chỉnh tốc độ và mô-men xoắn của động cơ điện. Ngoài ra, sản phẩm còn có nhiều mẫu mã đa dạng, có hiệu suất cao, thân thiện với môi trường và tuân thủ các tiêu chuẩn toàn cầu. 

Bộ điều khiển PLC: Được sử dụng rộng rãi để tự động hóa các quy trình công nghiệp phức tạp. PLC giúp kiểm soát và giám sát các hoạt động sản xuất đảm bảo quy trình diễn ra liên tục và chính xác.

Màn hình HMI: Là giao diện giữa người vận hành và hệ thống máy móc. HMI giúp hiển thị thông tin quy trình và cho phép người vận hành tương tác, điều chỉnh các thông số một cách dễ dàng và hiệu quả.

Dòng AC servo: Hệ thống truyền động sử dụng động cơ servo và bộ điều khiển để điều chỉnh vị trí, tốc độ và mô-men xoắn. 

Robot công nghiệp: Thực hiện các nhiệm vụ như hàn, lắp ráp, sơn và kiểm tra chất lượng. Chúng hoạt động với độ chính xác cao và khả năng làm việc liên tục giúp tăng hiệu quả và giảm thiểu lỗi.

Phần mềm kỹ thuật: Được sử dụng để thiết kế, mô phỏng và quản lý các quy trình tự động hóa. Các phần mềm này giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình sản xuất, dự đoán và giải quyết các vấn đề tiềm ẩn trước khi chúng xảy ra.

Các dòng sản phẩm thuộc thiết bị tự động hoá
Các dòng sản phẩm thuộc thiết bị tự động hoá

Tầm quan trọng của bảo trì và kiểm tra định kỳ thiết bị 

Tăng tuổi thọ và hiệu suất thiết bị: Tiết kiệm chi phí thay thế, sửa chữa và đảm bảo rằng thiết bị luôn hoạt động ở trạng thái tốt nhất, đáp ứng yêu cầu sản xuất của doanh nghiệp.

Phát hiện sớm các sự cố tiềm ẩn: Kiểm tra định kỳ giúp phát hiện sớm các sự cố tiềm ẩn trước khi chúng gây ra những thiệt hại lớn hơn. Việc này cho phép doanh nghiệp thực hiện các biện pháp khắc phục kịp thời, tránh gián đoạn trong quy trình sản xuất và bảo vệ an toàn cho cả nhân viên và thiết bị.

Đảm bảo tính liên tục của quy trình sản xuất: Khi thiết bị tự động hóa hoạt động liên tục và ổn định, doanh nghiệp có thể đáp ứng các đơn hàng đúng hạn giữ được uy tín với khách hàng và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định: Giúp đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn quy định về an toàn và chất lượng. Nhiều ngành công nghiệp yêu cầu thiết bị tự động hoá phải được kiểm tra định kỳ để đảm bảo an toàn lao động và chất lượng sản phẩm. Việc tuân thủ những quy định này giúp doanh nghiệp tránh được các rủi ro pháp lý và tăng uy tín trong mắt khách hàng và đối tác.

Bảo trì và kiểm tra định kì thiết bị
Bảo trì và kiểm tra định kì thiết bị

Những thách thức và giải pháp trong việc triển khai thiết bị tự động hoá

Khó khăn về kinh phí đầu tư ban đầu: Một trong những thách thức lớn nhất khi triển khai thiết bị tự động hoá là kinh phí đầu tư ban đầu. Thiết bị tự động hoá, đặc biệt là những công nghệ hiện đại, thường đòi hỏi một khoản đầu tư lớn. Giải pháp ở đây là tìm kiếm các khoản vay, hỗ trợ tài chính hoặc đầu tư theo giai đoạn để giảm bớt gánh nặng tài chính.

Yếu tố kỹ thuật và nguồn nhân lực: Doanh nghiệp cần có đội ngũ nhân viên có kỹ năng và kiến thức chuyên môn để quản lý và vận hành các thiết bị tự động hoá. Vậy nên doanh nghiệp cần đầu tư vào đào tạo, mời chuyên gia tư vấn hoặc thuê ngoài các dịch vụ quản lý kỹ thuật.

Tương thích và tích hợp với hệ thống hiện có: Là một vấn đề quan trọng. Nếu không được tích hợp đúng cách, thiết bị tự động hoá có thể gây ra sự gián đoạn trong quy trình sản xuất và giảm hiệu suất hoạt động. Doanh nghiệp cần thực hiện một kế hoạch tích hợp chi tiết và kiểm tra kỹ lưỡng trước khi đưa vào vận hành.

Đảm bảo an ninh mạng và bảo mật thông tin: Các thiết bị tự động hoá thường kết nối với mạng internet, do đó dễ bị tấn công mạng. Vì thế doanh nghiệp cần tăng cường bảo vệ hệ thống bằng cách sử dụng các biện pháp an ninh như mã hóa dữ liệu và tường lửa.

Giải pháp đào tạo và nâng cao kỹ năng cho nhân viên: Nhân viên cần được đào tạo để hiểu và sử dụng hiệu quả các thiết bị tự động hoá, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu suất làm việc. Doanh nghiệp nên tổ chức các khóa học chuyên sâu, hội thảo hoặc chương trình học trực tuyến để đạt được mục tiêu này.

Xem ngay: Training phần mềm SCADA GENESIS64-ICONICS

Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về thiết bị tự động hóa. Nếu bạn có nhu cầu tư vấn hoặc mua các thiết bị tự động hóa chất lượng, hãy liên hệ với Mitsubishishop để được hỗ trợ tốt nhất!